Mụn là một những vấn đề xảy ra thường xuyên và hằng ngày đối với mọi loại da và mọi lứa tuổi. Ở mỗi góc cạnh làn da, nó xảy ra các hiện tượng và vấn đề nặng hay nhẹ khác nhau. Việc điều trị mụn phải được xem xét theo nhiều khía cạnh của nhiều nguyên nhân xảy ra. Sau đó chúng ta sẽ đưa đến những phương pháp trị mụn. Hãy cùng giải đáp những thắc mắc khi trị mụn nho nhỏ , tưởng chừng như bình thường nhưng lại ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc điều trị mụn.
Có Nên Nặn Mụn Không?
Mụn là những nguyên nhân gây mất thẩm mỹ cho da
Đối với mụn không viêm: Chúng ta có thể trị mụn một cách dễ dàng mà không nhất thiết phải nặn mụn. Ví dụ như các sợi bã nhờn xung quanh mũi, khi rửa mặt thì tập trung kỹ vùng này hơn. Tẩy tế bào chết cho da theo định kỳ. Đừng tiết kiệm sữa rửa mặt cho da nhé.
Đối với mụn viêm: Tuyệt đối không được tự ý nặn nếu không muốn tình trạng da trở nên tồi tệ.
Thứ nhất, chúng ta không thể đảm bảo những dụng cụ nặn mụn đảm bảo vệ sinh và vô trùng chưa? Vì nếu không sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào da đang viêm nhiễm.
Thứ hai, nặn mụn không đúng kỹ thuật sẽ làm ảnh hưởng cấu trúc da, làm tổn thương sâu đến tế bào da. Nếu không đủ chuyên môn và kỹ thuật, sẽ không đảm bảo là nhân mụn sẽ được lấy ra hết hoàn toàn. Theo cảm tính, ” việc dùng lực mạnh để lấy sạch mụn” là hoàn toàn sai. Vì khi dùng lực quá mạnh sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng, phá hủy các lớp tế bào da.
Thứ ba, việc tự nặn mụn không đúng cách sẽ khiến mụn lây lan sang các vùng khác. Bởi lẽ, quá trình nặng mụn sẽ mang ổ vi khuẩn di chuyển sang vùng da lành lặn bên cạnh.
Thắc Mắc Khi Trị Mụn – Có Nên Lăn Kim Để Trị Mụn?
Nếu bạn chỉ bị mụn không viêm như mụn cám, mụn đầu đen, thâm seọ thì hoàn toàn có thể lăn kim ngay.
Nếu da có mụn bọc, mụn viêm, mụn sưng tấy, mụn mủ, mụn cóc… Thì bạn không nên lăn kim lúc này. Cơ chế lăn kim là dùng bánh lăn với hàng trăm đầu kim nhỏ và bén để tạo vết thương giả. Nếu bạn bị mụn viêm thì những vết kim sẽ làm vỡ mụn và lây lan mụn, khiến tình trạng da tệ hơn.
Nếu Da Bạn Bị Mụn Mà Chưa Thể Đi Khám Bác Sĩ Ngay, Cần Làm Gì?
Khi chưa tiện đi khám Bác Sĩ thì đây là những việc cơ bản cần làm ngay:
Tránh nắng và chống nắng cẩn thận.
Hạn chế sữa bò, các loại đồ ngọt và chất béo.
Không dưỡng hay trang điểm, mà trước mắt cần vệ sinh, làm sạch mặt đầy đủ với sản phẩm lành tính, đắp mặt nạ đất sét xốp.
Sau khoảng một đến hai tháng không bớt thì cần thiết đến khám bác sĩ chuyên khoa.
Chế Độ Sinh Hoạt Ra Sao Để Mụn Không Quay Lại?
Bạn có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho cơ thể. Cùng với thực phẩm tươi, rau xanh, trái cây, uống 2-3 lít/ ngày, hạn chế đồ ngọt, chiên xào, chất kích thích. Sinh hoạt khoa học, ngủ sớm và đủ giấc, hạn chế stress, chăm tập luyện thể thao. Đồng thời vệ sinh thường xuyên vật dụng cá nhân, chăn gối, mắt kính, điện thoại, mũ nón.
Hãy cùng Viện điều trị da Md Dermatics song hành và cải thiện vấn đề cùng bạn nhé.